Với sự phát triển như vũ bão của các ngành công nghiệp như sản xuất, may mặc, giày dép, cơ khí…, ngành công nghiệp phụ trợ trở nên rất cần thiết nhằm phục vụ tốt hơn cho các lĩnh vực liên quan
Ngành công nghiệp phụ trợ là ngành công nghiệp tập trung sản xuất các phụ tùng, phụ kiện và các bán thành phẩm để cung cấp cho các doanh nghiệp chuyên sản xuất, gia công và lắp ráp các thành phẩm là các loại vật liệu công nghiệp và các sản phẩm tiêu dùng.
Trong thời đại kinh tế hóa- công nghiệp hóa, ngành công nghiệp phụ trợ trở thành một nhân tố quan trọng đóng góp vào sự phát triển lâu dài của các doanh nghiệp, đây cũng là một cơ hội cho các nhà sản xuất tiếp cận công nghệ lẫn bí quyết hiện đại trong quá trình sản xuất. Ngành công nghiệp phụ trợ cũng cho phép các nhà kinh doanh không nhất thiết phải tham gia vào quá trình sản xuất toàn diện nhưng vẫn có thể sản xuất các sản phẩm chất lượng cao cũng như thu hút nguồn đầu tư nước ngoài. Cụ thể, theo như bảng khảo sát do công ty Reed Tradex Thái Lan thực hiện, ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc và đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng cũng giá trị toàn cầu. Nhiều công ty và tập đoàn nước ngoài đã lập ra cơ sở sản xuất, lắp ráp ở Việt Nam, đều đó đã cho thấy sự kì vọng của họ vào việc cắt giảm cho phí, rủi ro. Đây cũng là một động lực tốt cho các nhà cung cấp địa phương gia tăng sản xuất.
Tổng quan ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam:
Hiện tại, có nhiều ngành công nghiệp có thế mạnh cụ thể ở Việt Nam, ví dụ, may mặc, giày dép, lắp ráp ô tô và xe máy… nhưng hầu như, ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa có, vì thế phải phụ thuộc vào vật liệu nhập khẩu, điều đó làm quá trình sản xuất thụ động với giá cao.
Trong những năm gần đây, chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách ưu tiên để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tuy nhiên, vẫn chưa rõ ràng. 70% những doanh nghiệp có vốn nước ngoài chiếm hết các ưu tiên, phần còn lại thuộc về doanh nghiệp trong nước.
Trong thời buổi lạm phát, giá lao động Việt Nam cao hơn trước rất nhiều, trước đây, đó là lợi thế cạnh tranh của chúng ta. Ngoài ra, dựa trên kinh nghiệm đúc kết nhiều năm trong ngành công nghiệp, điều dễ dàng nhận ra là những kĩ sư được đào tạo ở các viện kĩ thuật Việt Nam chưa đáp ứng được với nhu cầu các nhà tuyển dụng quốc tế đặt ra. Đến bây giờ, đã có hơn 600 doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cho xe hơi, xe ô tô và điện tử. Hầu hết, vật liệu công nghiệp cho ngành sản xuất đều phải được nhập khẩu.
Thực tế cho thấy, tỉ lệ cung cấp vật liệu hỗ trợ trong nước cho những ngành chính theo thứ tự là 20-30% (xe máy), trên 10% (may mặc và giày dép)…, điều đó dẫn đến tỉ lệ tăng trưởng và sự cạnh tranh của các doanh nghiệp giảm thấp.
Vật liệu hỗ trợ của cả nước chỉ tập trung ở các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, những doanh nghiệp có vốn trong nước không đạt đến tiêu chuẩn chất lượng cho các đơn đặt hàng xuất khẩu. Số lượng doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào ngành công nghiệp hỗ trợ bị hạn chế. Doanh nghiệp cung cấp phụ tùng và kinh doanh sản phẩm đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, tiếp theo là Đài Loan và vị trí cuối cùng thuộc về Việt Nam.
Vẫn còn khoảng cách rất lớn về mặt chất lượng giữa các nhà cung cấp trong và ngoài nước.
Theo số liệu tổng hợp từ Hiệp hội các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), cả nước có khoảng chừng 3.100 doanh nghiệp cơ khí trong tổng số 53,000 cơ sở sản xuất cơ khí, trong đó có 450 doanh nghiệp nhà nước, 1,250 cơ sở cộng đồng và 156 doanh nghiệp tư nhân. Khoảng chừng 50% các xưởng sản xuất chuyên về lắp ráp, sản xuất, còn lại là sửa chữa. Tổng số vốn của các doanh nghiệp cơ khí là chừng 360-380 triệu USD, vốn đăng kí đầu tư nước ngoài trong ngành cơ khí chừng 2.1 tỉ USD, 50% trong đó thuộc về ngành xe hơi, xe máy và ngành lắp ráp các sản phẩm tiêu dùng.
Ngành công nghiệp phụ trợ chế tạo cơ khí
Thủ thuật chế tạo cơ khí trong nước nhìn chung vẫn còn lỗi thời, đơn giản và bị những quốc gia khác trong cùng khu vực bỏ xa. Hều hết, các thiết bị sau nhiều năm sử dụng, trở nên lỗi thời về mặt chức năng lẫn công nghệ và thiếu sự chính xác, đồ thay thế, bảo trì và vốn để làm mới và nâng cấp. Có thể thấy rằng ngành công nghiệp chế tạo cơ khí ở Việt Nam không có đủ kinh nghiệm và bí quyết trong việc tạo khuôn, dập và xử lí chất lượng bề mặt, điều đó đã ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng thành phẩm. Đối với gia công kim loại, thiết bị và máy móc cũ kĩ, cùng với bí quyết lâu đời và quá trình tự động hóa chậm chạm vẫn còn được đưa vào sử dụng.
Công nghiệp phụ trợ xe hơi
Ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp xe ô tô được đánh giá cao với nhiều chính sách ưu tiên phát triển, tuy nhiên, đến bây giờ, tỉ lệ nội địa hóa vẫn thấp, khoảng chừng 10% cho xe hạng trung. Vì thị trường còn hạn chế, nhà sản xuất phụ tùng vẫn chưa thể tham gia vào chuỗi cung ứng.
Ngành công nghiệp phụ trợ xe máy
Việt Nam là một quốc gia có số lượng người chạy xe máy rất cao. Nói cách khác, xe máy chiếm 90% phương tiện đi lại. Các chuyên gia dự đoán rằng, số lượng xe máy dùng ở Việt Nam năm 2015 sẽ đạt đến mức 31 triệu và con số sẽ đạt đến mức 33 triệu năm 2020. Vì thế, có rất nhiều, chừng 60 doanh nghiệp từ Nhật, Ý, Đài Loan tham gia vào ngành sản xuất, lắp ráp xe máy. Theo Bộ công thương, đến cuối năm 2012, tổng sản lượng xe máy Việt Nam đạt 5 triệu/ năm.
Từ phải nhập khẩu 100% từ các quốc gia khác, ngành công nghiệp phụ trợ cho sản xuất, lắp ráp xe máy tại Việt Nam có thể sản xuất 70% phụ tùng, phụ kiện bằng chính sức họ, góp phần nâng cao tỉ lệ nội địa hóa của xe máy sản xuất ở Việt Nam. Tuy nhiên, giá cả và chất lượng vẫn chưa ổn định và giá còn cao.
Ngành công nghiệp phụ trợ giày dép
Hiện tại, có hầu hết 100% doanh nghiệp sản xuất, gia công giày dép. Ngành công nghiệp phụ trợ trong lĩnh vực này khó phát triển vì phụ thuộc vào khách hàng. Với lợi thế cạnh tranh bao gồm kích thước thị trường, giá thấp và những đặc trưng riêng của ngành, trong những năm gần đây, ngành giày dép đã mang đến giá trị xuất khẩu cao cho cả nước, đứng thứ ba sau dầu khí và may mặc. Gần đây, chính phủ đã đưa ra những chính sách tập trung cho ngành phụ trợ trong nước.
Ngành công nghiệp phụ trợ may mặc
Trong ngành may mặc, không chỉ các phụ tùng, máy móc, vật liệu và phụ kiện may mặc phải được nhập khẩu mà hóa chất dùng trong ngành cũng phải được mua từ nước ngoài. Việt Nam chỉ có một số cơ sở sản xuất cho phụ kiện may mặc ví dụ chỉ, vải lót, dây khóa kéo, nút, nhãn, bao bì… đáp ứng phần nhỏ nhu cầu nội địa.
Vật liệu trong nước còn phải đối mặt với những áp lực từ phía các đối thủ, đặc biệt là TQ, vì họ có nền sản xuất truyền thống, mẫu đa dạng và giá thấp. Ngoài ra, Việt Nam còn thiếu lực lượng lao động lành nghề để đảm nhiệm các công đoạn cần nhiều kĩ năng như dệt, nhuộm…
Tiềm năng của ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam
Theo nhiều nhà chuyên gia, Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, đặc biệt là những ngành có tiềm năng xuất khẩu cũng như vị thế vững chắc khi tiêu chuẩn sống của con người ngày một cao hơn, ví dụ, dầu, nông sản chế biến, kinh tế biển, xe hơi và CNTT…
Và để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ là một quá trình lâu dài cần phải chú trọng vào 4 nhân tố quan trọng bao gồm nhân sự, công nghệ, tài chính và hệ thống phân phối.